Dịch vụ kế toán Gia Long

Thành lập công ty, Báo cáo thuế

Kế toán dịch vụ và đào tạo kế toán

Dịch vụ báo cáo thuế

Công ty dịch vụ kế toán
Đào tạo kế toán thuế
Thành lập công ty, Báo cáo thuế, Kế toán dịch vụ và đào tạo kế toán. Liên hệ chúng tôi, quý khách sẽ hài lòng
Liên kết mạng xã hội
Hotline hỗ trợ
0902 688 007

Văn bản luật

Nghị định 174/2016/NĐ-CP Hướng dẫn về Luật kế toán

  • 31/07/2018 - 09:26:10
  • 1836

Ngày 30/12/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 174/2016/NĐ-CP Hướng dẫn

quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán về nội dung công tác kế toán, tổ

chức bộ máy kế toán...

CHÍNH PHỦ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 174/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật kế toán.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật kế toán về nội dung công tác kế

toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế

toán, cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 2 Luật kế toán.

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài (không thuộc đối tượng hoạt động theo pháp Luật

Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa

tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là nhà thầu nước ngoài).

3. Các đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh

dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm doanh nghiệp được thành lập và

hoạt động theo pháp Luật Việt Nam; chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động

tại Việt Nam; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; ban quản lý dự án, đơn vị khác có tư

cách pháp nhân do doanh nghiệp thành lập.

 

2. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước bao gồm cơ quan có nhiệm vụ thu,

chi ngân sách nhà nước các cấp (Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan hải quan);

đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn; cơ quan nhà nước; đơn vị

sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; ban quản lý dự án

có tư cách pháp nhân do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập; cơ

quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước; các tổ chức

được nhà nước cấp vốn để tổ chức hoạt động theo mục tiêu chính trị - xã hội cụ thể.

3. Đơn vị kế toán khác là các đơn vị kế toán không thuộc đối tượng quy định tại

khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Người có trách nhiệm quản lý, Điều hành đơn vị kế toán là người quản lý doanh

nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp Luật doanh

nghiệp; là thành viên Ban giám đốc (Ban tổng giám đốc) hợp tác xã theo quy định

của pháp Luật hợp tác xã; là người đứng đầu hoặc là người đại diện theo pháp Luật

của đơn vị kế toán; cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh

đơn vị kế toán ký kết giao dịch của đơn vị theo quy định.

5. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế

toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế

toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài

cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.

6. Cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam là việc doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không có sự hiện diện thương mại tại Việt Nam

nhưng vẫn được cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt

Nam.

7. Nội dung công tác kế toán bao gồm chứng từ kế toán; tài khoản kế toán và sổ kế

toán; báo cáo tài chính; kiểm tra kế toán; kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế

toán; công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp

nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá

sản.

8. Liên danh trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam là tổ hợp

giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài với doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam nhưng không hình thành pháp nhân mới để cung

cấp dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán

1. Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu

quốc tế là "VND". Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ,

đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi

sổ kế toán trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có

tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác

có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.

Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì

được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm

về lựa chọn đó trước pháp Luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tỷ

giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính

lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài

chính, trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác.

2. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi phát sinh các khoản thu, chi

ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của

Luật ngân sách nhà nước.

 3. Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm

tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo

lường khác theo quy định của pháp Luật về đo lường.

4. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo

cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực

thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo

tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo

cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo

cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000

đồng), có từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng

(1.000.000 đồng), có từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ

đồng (1.000.000.000 đồng).

5. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được

sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ

số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị;

nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Điều 5. Chứng từ kế toán

1. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra,

kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.

2. Đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được chủ động xây dựng, thiết kế biểu

mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ

kế toán quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động

và yêu cầu quản lý của đơn vị mình trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác.

3. Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán

phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến.

Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán

như quy định tại Luật kế toán.

4. Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 17 Luật kế toán thì

được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán. Chữ ký điện tử và việc sử dụng

chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật giao dịch điện tử.

5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và

lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại

khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt. Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về

tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước

ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản

chính bằng tiếng nước ngoài.

Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng,

hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài

liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi

có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 6. Tài liệu kế toán sao chụp

1. Tài liệu kế toán sao chụp phải được chụp từ bản chính. Tài liệu kế toán sao chụp

có giá trị và thực hiện lưu trữ như bản chính. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có

chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo Luật đơn vị kế toán lưu bản

chính hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ, tịch thu tài liệu

kế toán. Đơn vị kế toán chỉ được sao chụp tài liệu kế toán trong các trường hợp quy

định tài khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.

2. Trường hợp đơn vị kế toán có dự án vay nợ, viện trợ của nước ngoài theo cam kết

phải nộp chứng từ kế toán bản chính cho nhà tài trợ nước ngoài thì chứng từ kế toán

sao chụp sử dụng tại đơn vị phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại

diện theo pháp Luật (hoặc người được ủy quyền) của nhà tài trợ hoặc của đơn vị kế

toán.

3. Trường hợp dự án, chương trình, đề tài do một cơ quan, đơn vị chủ trì nhưng được

triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì chứng từ kế toán được lưu trữ tại cơ

quan, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí dự án, chương trình, đề tài. Trường hợp có

quy định phải gửi chứng từ về cơ quan, đơn vị chủ trì thì cơ quan, đơn vị trực tiếp sử

dụng kinh phí thực hiện sao chụp chứng từ kế toán và gửi bản sao chụp có chữ ký và

dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp Luật (hoặc người được ủy quyền)

của đơn vị cho cơ quan, đơn vị chủ trì.

4. Trường hợp tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền

tạm giữ hoặc tịch thu bản chính thì tài liệu kế toán sao chụp để lại đơn vị phải có chữ

ký và dấu xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp Luật (hoặc người được ủy

quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu

kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

5. Trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan

như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn và các nguyên nhân khách quan khác thì đơn vị kế toán

phải đến đơn vị mua, đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các đơn vị có liên quan khác

để xin sao chụp tài liệu kế toán. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu

xác nhận (nếu có) của người đại diện theo pháp Luật (hoặc người được ủy quyền) của

đơn vị mua, đơn vị bán hoặc các đơn vị có liên quan khác.

6. Trường hợp đơn vị có liên quan đến việc cung cấp tài liệu kế toán để sao chụp đã

giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thì người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế

toán cần sao chụp tài liệu kế toán phải thành lập hội đồng và lập "Biên bản xác định

các tài liệu kế toán không thể sao chụp được" đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp

Luật về việc xác định đó.

Điều 7. Niêm phong, tạm giữ, tịch thu tài liệu kế toán

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định niêm phong tài liệu kế toán theo quy

định của pháp Luật thì đơn vị kế toán và người đại diện của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ niêm phong tài liệu kế toán phải lập "Biên bản niêm

phong tài liệu kế toán". "Biên bản niêm phong tài nêu kế toán" phải ghi rõ: Lý do,

loại tài liệu, số lượng từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của

tài liệu kế toán bị niêm phong. Người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán,

người đại diện theo pháp Luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền niêm phong tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào "Biên

bản niêm phong tài liệu kế toán".

2. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán

thì đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp Luật của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán phải lập "Biên bản giao nhận tài liệu kế

toán". "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" phải ghi rõ: Lý do, loại tài liệu, số lượng

từng loại tài liệu, kỳ kế toán và các nội dung cần thiết khác của từng loại tài liệu bị

tạm giữ hoặc bị tịch thu; nếu tạm giữ thì ghi rõ thời gian sử dụng, thời gian trả lại tài

liệu kế toán.

Người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán và người đại diện theo pháp Luật

(hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch

thu tài liệu kế toán phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán", đồng thời đơn vị kế toán phải sao chụp tài liệu kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu. Trên tài liệu kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận (nếu có) của

người đại diện theo pháp Luật (hoặc người được ủy quyền) của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.

Đối với tài liệu kế toán lập trên phương tiện điện tử thì đơn vị kế toán phải in ra giấy

và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

tạm giữ hoặc tịch thu tài liệu kế toán.

Điều 8. Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ

Loại tài liệu kế toán phải lưu trữ bao gồm:

1. Chứng từ kế toán.

2. Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.

3. Báo cáo tài chính; báo cáo quyết toán ngân sách; báo cáo tổng hợp quyết toán ngân

sách.

4. Tài liệu khác có liên quan đến kế toán bao gồm các loại hợp đồng; báo cáo kế toán

quản trị; hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, dự án quan trọng quốc gia; báo

cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản; các tài liệu liên quan đến kiểm tra, thanh tra,

giám sát, kiểm toán; biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán; quyết định bổ sung vốn từ lợi

nhuận, phân phối các quỹ từ lợi nhuận; các tài liệu liên quan đến giải thể, phá sản,

chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hình thức sở hữu,

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị; tài liệu liên quan đến tiếp

nhận và sử dụng kinh phí, vốn, quỹ; tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí

và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và các tài liệu khác.

Điều 9. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán

1. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp Luật cho từng

loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau đây:

a) Tài liệu kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định này chỉ có một

bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị lưu bản chính, các

đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp.

b) Trong thời gian tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại khoản 4 Điều

6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp kèm theo

"Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

c) Tài liệu kế toán bị mất, bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan theo quy định tại

khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài - liệu kế toán là bản

sao chụp. Trường hợp tài liệu kế toán không sao chụp được theo quy định tại khoản 6

Điều 6 Nghị định này thì đơn vị phải lưu trữ "Biên bản xác định các tài liệu kế toán

không thể sao chụp được".

2. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình

sử dụng. Đơn vị kế toán phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu

kế toán trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và từng

người làm kế toán. Trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy

định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không bắt buộc phải xây

dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán nhưng vẫn phải có trách

nhiệm bảo quản đầy đủ, an toàn tài liệu kế toán theo quy định. Đơn vị kế toán phải

đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán. Người

làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử

dụng.

3. Người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán quyết định việc bảo quản, lưu

trữ tài liệu kế toán bằng giấy hay trên phương tiện điện tử. Việc bảo quản, lưu trữ tài

liệu kế toán phải đảm bảo an toàn, đầy đủ, bảo mật và cung cấp được thông tin khi có

yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp

thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.

5. Người đại diện theo pháp Luật của đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp

thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan thuế và

cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp Luật. Các cơ quan được

cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong

thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.

Điều 10. Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử

1. Chứng từ kế toán và sổ kế toán của các đơn vị kế toán trước khi đưa vào lưu trữ

phải được in ra giấy để lưu trữ theo quy định trừ trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ

trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử phải

bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải đảm bảo tra cứu được trong thời

hạn lưu trữ.

Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước (trừ đơn vị thu, chi ngân sách nhà nước

các cấp) nếu lựa chọn lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử thì vẫn phải in

sổ kế toán tổng hợp ra giấy và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) để lưu trữ theo quy

định. Việc in ra giấy chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết và các tài liệu kế toán khác

do người đại diện theo pháp Luật của đơn vị quyết định. Các đơn vị thu, chi ngân

sách nhà nước các cấp thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra,

giám sát và kiểm toán theo quy định, đơn vị kế toán phải có trách nhiệm in ra giấy

các tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện điện tử, ký xác nhận của người đại diện

theo pháp Luật hoặc kế toán trưởng (phụ trách kế toán) và đóng dấu (nếu có) để cung

cấp theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 11. Nơi lưu trữ tài liệu kế toán

1. Tài liệu kế toán của đơn vị nào được lưu trữ tại kho của đơn vị đó. Đơn vị kế toán

phải đảm bảo có đầy đủ thiết bị bảo quản và bảo đảm an toàn trong quá trình lưu trữ

theo quy định của pháp Luật.

Trường hợp đơn vị không tổ chức bộ phận hoặc kho lưu trữ tại đơn vị thì có thể thuê

tổ chức, cơ quan lưu trữ thực hiện lưu trữ tài liệu kế toán trên cơ sở hợp đồng lưu trữ

theo quy định của pháp Luật.

2. Tài liệu kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và văn

phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong thời gian

hoạt động tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký

thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại

diện đã được c

  • Liên hệ
  • 487/47A/44/1 Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, Hồ Chí Minh
  • 0902 688 007
  • tuvanvadaotaogialong@gmail.com
  • www.ketoangialong.com
  • Phần mềm Kế toán doanh nghiệp
Youtube Yahoo Twitter Google+ Facebook
Bản đồ
2018 Copyright © Kế toán Gia Long. All rights reserved. Design by NINA Co.,Ltd
  • Đang online: 1
  • Tuần: 0
  • Tháng: 0
  • Tổng: 665747
Back to Top